28 tháng 8, 2012

KHÔNG QUÂN ĐÁNH BIỂN

Mai Thanh Hải - Đi tàu vận tải từ đất liền ra Trường Sa mất đủ thời gian ngày đêm. Thế nhưng với phương tiện máy bay, khoảng cách ấy được rút xuống cực gần, không thể tưởng tượng nổi.

Thế mới có chuyện chú lãnh đạo nào đấy oách xờ lách, sáng ăn sáng uống cà phê xong, mới lạch phạch bay từ Vũng Tàu ra Trường Sa Lớn đi dạo thăm, nghiêng ngó chút rồi vào Chùa thỉnh chuông, trồng cây lưu niệm (không dám đề ngày trồng) vẫn chưa thấy đến giờ ăn trưa, nên đành nhậu nhẹt - đàn hát "cho sớm sủa" thông đầu giờ chiều, lại lạch phạch lên trực thăng, díp mắt tựa ghế ngủ, chưa đủ giấc đã về tới Vũng Tàu, cũng lại chưa đến giờ... nhậu chiều.

Chuyện linh tinh vớ vẩn chỉ rất hãn hữu mới có vậy, chứ còn với các Đoàn khách thăm, ra Trường Sa là công tác thực sự, đằng đẵng cả chục ngày sóng gió, rèn luyện và trải nghiệm.

Với bộ đội đang đóng quân ngoài Đảo, cái sự "công tác" của lũ lượt khách tháng 4 tháng 5 quá là... thiên đường và nhàn hạ, chả bằng cái móng tay bé xíu của lính, bám trụ cả năm với tỷ thứ thiếu thốn, bất thường, nguy hiểm.

Mình đã từng đặt câu hỏi: "Ngoài đảo, sợ nhất là gì?" và đành phải tự trả lời: "Sự cô độc trong cuộc sống và không có sự chi viện, trong trường hợp xấu xảy ra", khi chứng kiến: Mỗi khi có tàu chiến đấu mới, Hải quân điều ngay ra Trường Sa, cho tàu đó lần lượt đến từng điểm đóng quân của bộ đội trong vài ngày và mỗi buổi chiều, lính ta lại lũ lượt kéo nhau ra ngắm tàu, trầm trồ khen ngợi - tin tưởng vào vũ khí khí tài hiện đại đang oai vệ chĩa hết ra khoe; mỗi khi có máy bay của Không quân ta tuần tra ngoài đảo, cả lính lẫn quan dù có đang mayo quần đùi ngồi trong WC cũng lao hết ra sân hò hét, chào đón, tung mũ tung áo như "trẻ con thấy mẹ về chợ", khiến những phi công trong buồng lái, cũng động lòng sà sát đảo, lúc lắc cánh chào lại, thân thuộc đến từng ánh mắt - hàng mi dưới đất - trên trời...

Người ta quen nói: "Không xa đâu Trường Sa ơi!" và hát: "Gần lắm Trường Sa", để dùng mọi câu từ - chữ nghĩa đánh lừa khoảng cách xa xôi, cách trở giữa đất liền vào biên đảo. Thế nhưng với lính đảo, thứ mà họ tin tưởng nhất, trông chờ nhất là những cánh bay từ đất liền ra tiếp ứng, chi viện trong mọi tình huống.

Và những cánh bay đó, được lính Trường Sa gọi thân thương và cũng rất kính phục là: "Không quân đánh biển".
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lính thợ làm nhiệm vụ chuẩn bị, cho chuyến bay tuyệt đối an toàn

Biên đội tuần tra vừa hạ cánh an toàn

Biên đội bay sát Đài Chỉ huy, trên Đảo Trường Sa Lớn

Vận tải quân sự - chỉ huy trên không


Chuẩn bị vũ khí cho biên đội đi làm nhiệm vụ

Rút kinh nghiệm

Tiêu diệt mục tiêu


Trên đảo sẽ chia lửa





Từng tàu địch đều được nhận diện



Đón chào từ Nam Yết

Hàng mới đây nhá!
Ra với Nhà giàn


Có mới nhưng không nới cũ

Trẻ em Trường Sa với ước mơ làm phi công






Tầng trên lớp dưới


Mới cứng

Xuất kích



* Bài viết có sử dụng hình minh họa, đã đăng trên các trang mạng xã hội và phương tiện TTĐC.

1 nhận xét:

  1. Thương binh Trại Mỗ01:29:00 29 thg 8, 2012

    B52,B57 hay B1....hay B gì đi nữa,cũng đều " rung như sung " với PK KQ Vn cả.Su30..hay Su-hào cũng chỉ là sắt thép vô tri,vô rác cả .Quan trong là máy bay " người " thôi.Chỉ có nhưng con người Yeu Nước mới là thứ " vũ khí hủy diệt " toàn bộ những máy bay,tầu b2o kia....Nghĩ nhiêu lúc " Chán chả buồn nói..." với....như bây giờ...

    Trả lờiXóa